Đau nhức xương khớp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Không chỉ người cao tuổi, mà cả người trẻ cũng có thể gặp phải hiện tượng này, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Vậy đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi có thực sự đáng lo ngại? Hãy cùng Y Khoa Thái Dương tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa
Thay đổi áp suất không khí: Khi thời tiết thay đổi, áp suất không khí cũng biến động, dẫn đến sự thay đổi trong áp lực lên các khớp xương. Điều này có thể gây ra tình trạng đau nhức, đặc biệt ở những người đã có sẵn các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp hay thoái hóa khớp.
Nhiệt độ giảm đột ngột: Nhiệt độ giảm đột ngột làm cho các mạch máu co lại, giảm lưu thông máu đến các khớp. Điều này gây ra sự cứng khớp và đau nhức, đặc biệt vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Các bệnh nhân sinh sống ở khu vực địa lý có thời tiết lạnh (mùa đông) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi sinh sống ở khu vực thời tiết ấm áp.
Đi đứng sai tư thế: Đi đứng, ngồi, nằm ngủ sai tư thế; lao động, mang vác quá nặng; ngồi làm việc sai tư thế, hoặc sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều cũng gây đau nhức xương khớp (nhức cánh tay lan lên phần cổ vai gáy); lâu ngày không điều trị sẽ gây co cứng các cơ, thậm chí gây liệt hoặc thoái hóa các khớp.
Yếu tố tâm lý: Tâm trạng căng thẳng, lo âu, không ổn định do mất ngủ, stress, hoặc cơ thể bị cảm lạnh, cũng có thể làm tăng cảm giác đau nhức xương khớp.
Biểu hiện của đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa
Đau khớp: Đây là biểu hiện chính và thường gặp nhất. Cơn đau có thể xuất hiện ở các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, hoặc các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân.
Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Cử động khớp trở nên khó khăn và cần thời gian để “khởi động” lại.
Sưng khớp: Sưng khớp do tích tụ dịch trong khớp, làm khớp trở nên to hơn và gây đau nhức. Hiện tượng này thường gặp ở các khớp bị viêm nhiễm.
Đau nhức và cứng khớp làm hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại, cầm nắm, leo cầu thang, thậm chí nằm ngủ cũng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Phòng ngừa và giảm thiểu đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa
Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các khớp, khi thời tiết lạnh giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức. Bạn có thể sử dụng các loại áo ấm, găng tay, và khăn quàng cổ.
Tập luyện thể dục: Tập luyện thể dục đều đặn, nhẹ nhàng giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp.
Dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như magie, kẽm, giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như cá, sữa, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng không bị stress cũng giúp bạn hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp.
Sử dụng thực phẩm chức năng: Các loại thực phẩm chức năng chứa glucosamine, chondroitin có thể giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm thiểu tình trạng đau nhức.
Chăm sóc y tế: Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc tự điều trị không đúng cách có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp các triệu chứng đau nhức xương khớp kéo dài, không thuyên giảm khi thay đổi thời tiết, hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng như sưng, đỏ, sốt, hạn chế vận động nghiêm trọng (không cúi, với tay hoặc xoay người được) bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Các tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, loãng xương.
Cách điều trị đau nhức xương khớp
Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau tạm thời, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của khớp. Các phương pháp như xoa bóp, châm cứu, và siêu âm trị liệu thường được sử dụng hiện nay vì mang lại hiệu quả nhanh và cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu. Đến nay đây là phương pháp được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả, không đau đớn.
Phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được xem xét để điều trị các vấn đề xương khớp. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm thay khớp, sụn, và điều chỉnh xương. Tuy nhiên bạn cần đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên môn cao để thăm khám trước khi lựa chọn phương pháp này.
Đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa là hiện tượng phổ biến và có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này cần tham khảo ý kiến Bác sĩ và sớm điều trị, tránh bệnh chuyển nặng.
Đồng thời, nếu hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng này. Điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe xương khớp và thăm khám bác sĩ khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để duy trì sức khỏe xương khớp và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Phòng khám Y khoa Thái Dương (hơn 13 năm thành lập) là địa chỉ y tế đáng tin cậy trong khám chữa bệnh hiện nay. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng hệ thống thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, bệnh viện luôn sàng tiếp nhận mọi trường hợp cần chẩn đoán và điều trị bệnh. Từ đó có phương án điều trị kịp thời và đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Bạn có thể đặt lịch hẹn khám theo số hotline sau: 0948838489 – 02926250844 – 0918711138